Làm thế nào để nhận biết đâu là Vàng thật ?

Bài viết có: 4652 Lượt xem

Theo tiêu chuẩn của Việt Nam, các loại trang sức vàng hay vàng giả là loại vàng dưới 10 Karats/Carats. Nếu bạn đang thắc mắc muốn biết liệu trang sức vàng mà bạn sở hữu có phải là vàng thật, hãy thử các cách sau đây để nhận biết đâu là Vàng thật ?

06 Cách kiểm tra vàng thật hay vàng giả

Cách 1: Kiểm tra vàng thật hay giải bằng mắt thường

Điều đầu tiên mà bạn cần làm để kiểm tra xem liệu sản phẩm vàng mà bạn sở hữu để phân biệt là vàng thật hay vàng giả  bằng cách nhìn vào nó. Tìm kiếm dấu hiệu cụ thể để chứng tỏ nó là vàng thật.

Con số được khắc trên vàng sẽ cho biết độ tuổi của vàng hoặc đơn vị tính tuổi karat của vàng (10K, 14K, 18K, 22K hoặc 24K). Sử dụng một chiếc kính lúp sẽ giúp bạn có thể quan sát một cách dễ dàng hơn. Vàng giả cũng thường có khắc con số này và trông khá đáng tin, bạn nên tiến hành kiểm tra thêm.

Bạn nên kiểm tra dấu hiệu đổi màu tại khu vực thường xuyên bị ma sát (thường là tại các cạnh). Nếu trang sức vàng của bạn trông có vẻ phai màu hoặc lộ rõ chất liệu kim loại khác bên dưới lớp vàng. Sản phẩm bằng vàng của bạn chỉ là mạ vàng.

Cách 2: Kiểm tra vàng thật hay giải bằng cách Cắn

Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng đã từng xem một bộ phim nào đó trong đó người tìm vàng cắn thử một miếng vàng để kiểm tra. Chúng ta cũng đã thấy vận động viên Olympic cắn thử chiếc huy chương “vàng” của họ khi họ nhận được nó. Mục đích của hành động này là gì ?

Theo lý thuyết, vàng thật sẽ để lộ vết hằn dấu răng của bạn, dấu vết càng sâu sẽ càng chứng tỏ độ nguyên chất của vàng càng cao. Đây không phải là cách kiểm tra được khuyên dùng, vì nó có thể gây tổn hại cho răng của bạn. Ngoài ra, làm vàng mềm hơn và sản phẩm bằng chì được mạ vàng sẽ khiến bạn tưởng nhầm là vàng thật khi bạn cắn nó.

Đây là cách kiểm tra của người xưa. Nếu sau khi cắn vàng mà có để lại dấu răng thì là vàng thật (vàng thật rất dẻo, mềm hơn các kim loại khác). Nếu không để lại dấu vết gì rõ ràng thì đó là vàng giả.

Cách 3: Kiểm tra vàng thật hay giải bằng Nam châm

Đây là cách kiểm tra dễ dàng, nhưng đây không thể giúp bạn xác định vàng thật một cách chính xác và rõ ràng. Loại nam châm yếu như nam châm trang trí tủ lạnh sẽ không cho kết quả chính xác.

Nhưng loại nam châm mạnh sẽ giúp bạn thực hiện cách kiểm tra này. Vàng không phải là kim loại từ tính, vì vậy, nếu nó bị kéo lên trên hoặc dính vào nam châm, nó là vàng giả.

Tuy nhiên, chỉ bởi vì nó không phản ứng với nam châm cũng không có nghĩa là nó là vàng thật. Vì vàng giả cũng không sử dụng kim loại từ tính.

Cách 4: Kiểm tra vàng thật hay giải bằng trọng lượng

Kim loại nặng hơn vàng rất hiếm. Trọng lượng của vàng 24k nguyên chất là vào khoảng 19,3 g/ml. Đây là con số cao hơn hầu hết các loại kim loại khác.

Kiểm tra trọng lượng sản phẩm bằng vàng của bạn có thể giúp bạn xác định liệu chúng có phải là vàng thật. Đây là nguyên tắc kiểm tra thô sơ, trọng lượng càng nặng thì vàng càng nguyên chất.

Hãy chắc chăn rằng bạn thực hiện biện pháp này trên sản phẩm bằng vàng không đính đá quý hoặc bất kỳ một dạng trang trí nào khác.

Thợ kim hoàn thường có thể giúp bạn thực hiện điều này một cách miễn phí nếu bạn không có sẵn chiếc cân tại nhà. Bạn sẽ cần phải cân theo gram.

Sẽ tốt hơn nếu chiếc lọ có phân vạch millilit phía bên ngoài, vì như vậy bạn sẽ có thể dễ dàng quan sát hơn. Bạn có thể sử dụng bao nhiêu nước tuỳ thích miễn là bạn không đổ nước ngập miệng lọ, vì nước sẽ tràn ra ngoài khi bạn cho vàng vào trong lọ.

Bạn cũng cần nhớ phải ghi chú lại chính xác lượng nước trước và sau khi ngâm vàng. Ghi chú lại mực nước mới và tính toán sự khác biệt giữa hai con số này theo đơn vị millilit.

Tỷ trọng = trọng lượng/thể tích tăng thêm. Kết quả gần với 19g/ml là dấu hiệu cho thấy rằng đó là vàng thật, hoặc loại chất liệu có tỷ trọng tương tự như vàng. Sau đây là ví dụ cụ thể:

Vàng nặng 38 g và nó khiến nước tăng thêm 2 millilit. Sử dụng công thức của [trọng lượng (38 g)]/[thể tích tăng thêm (2 ml)], kết quả của bạn sẽ là 19 g/ml, hoàn toàn giống với tỷ trọng của vàng.

  • Vàng 14K – 12,9 đến 14,6 g/ml
  • 18K vàng màu vàng – 15,2 đến 15,9 g/ml
  • 18K vàng trắng – 14,7 đến 16,9 g/ml
  • Vàng 22K – 17,7 đến 17,8 g/ml

Cách 5 : Kiểm tra vàng thật hay giải bằng Gốm

Đây là cách dễ dàng để nhận biết liệu loại trang sức vàng của bạn có phải là vàng giả. Bạn nên nhớ rằng biện pháp này có thể khiến cho vật dụng của bạn bị trầy xước.

Tìm một chiếc đĩa bằng gốm không tráng men. Nếu bạn không có sẵn vật dụng này, bạn có thể tìm mua một loại sản phẩm bằng gốm không trang men nào đó tại siêu thị.

Nếu một vệt đen xuất hiện thì có nghĩa đó là trang sức vàng giả, trong khi một vệt vàng là dấu hiệu của trang sức đó là vàng thật.

Cách 6 : Kiểm tra vàng thật hay giải bằng máy đo tuổi vàng Olympus

Ngoài ra chúng ta có các cách thử đó là phân tích thành phần hóa học thực hiện trong các phòng thí nghiệm thuộc các viện phân tích. Các cách trên cho kết quả chính xác tuy nhiên chỉ áp dụng cho các cơ sở chuyên nghiệp.

Máy đo tuổi vàng GoldXpert SDD được sử dụng rộng rãi, đáng tin cậy, chuyên dùng để phân tích và xác định độ tinh khiết nguyên chất của kim loại quý.

Công nghệ phân tích XRF là phương pháp kiểm tra đa nguyên tố, cho kết quả nhanh hơn và ít tốn kém hơn so với phương pháp Fire assay (đốt phá mẫu) và phương pháp kiểm tra bằng hóa học.

Phân tích được nhiều kim loại, như: Pt, Au, Rh, Pd, Ag, Cu, Zn, Ni, Cr, Mn, Fe, Co, Ir, Ru, Pb, Bi, Zr, Sn, Sb, Cd, In, Ga, Ge, W. Đặc biệt nguyên tố Os (thường có trong vàng tại thị trường Việt Nam).

Hỗ trợ tư vấn sản phẩm:
 Mr. Hoàng Nhân :  0918.576.246
 Mr. Phương Anh : 0902.344.933
 Email: info@ibcjewelry.com